Blogs Blogs

Επιστροφή

Bệnh trĩ: Dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa ở hậu môn trực tràng, bệnh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều trở ngại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày rất nhiều. Bác sĩ chia sẻ về các loại bệnh trĩ, dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả để bạn có thể tham khảo cho mình.

Bệnh trĩ hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh lòi dom, đây là một bệnh lý thường gặp phổ biến hiện nay ở đường tiêu hoá dưới, không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch nữa. Bệnh hình thành chủ yếu do hệ thống mạch máu dưới hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực lớn khi thực hiện rặn đại tiện. Máu ở hậu môn không được lưu thông, bị ứ đọng lại trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch bị căng và giãn dần ra.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là gì?

Những giãn nở từ bên trong và bên ngoài đã khiến cho thành tĩnh mạch bị căng phình quá mức tạo nên những mô đệm mềm (là búi trĩ) ở vùng trên và dưới đường lược trong ống trực tràng hay ngoài viền hậu môn thì gọi là bệnh trĩ.

Hậu môn hình thành búi trĩ là dấu hiệu cảnh báo các bộ phận tĩnh mạch, tiểu động mạch, cơ trơn và mô liên kết tại hậu môn bị phình giãn, ứ máu tạo thành các đám rối tĩnh mạch. Cấu trúc mô nâng đỡ trong lòng hậu môn theo thời gian sẽ bị yếu dần đi làm các đám rối tĩnh mạch bị tụt dần ra bên ngoài và gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trĩ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và mọi giới tính nhưng căn bệnh này lại thường gặp nhiều nhất ở những người đang trong độ tuổi trung niên và phụ nữ mang thai.

Bệnh trĩ được chia thành 3 nhóm chính dựa trên các vị trí mà búi trĩ phát triển đó chính là:

  • Bệnh trĩ nội: Là tình trạng phình giãn tĩnh mạch xảy ra ở bên trong hậu môn, chân búi trĩ nằm ở phía trên đường lược và búi trĩ bị bao phủ bởi một lớp niêm mạc trực tràng.
  • Bệnh trĩ ngoại: Đây là tình trạng búi trĩ đã sa ra bên ngoài hậu môn, chân búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược và búi trĩ sẽ được bao phủ bởi phần da của ống hậu môn.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Là tình trạng người bệnh bị cùng một lúc cả hai loại bệnh là trĩ nội và trĩ ngoại.

Dựa vào mức độ mắc bệnh trĩ của mỗi người mà bệnh trĩ được phân chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ được hình thành và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ cấp độ 2: Lúc này búi trĩ thường nằm ở bên trong của ống hậu môn, khi người bệnh rặn đại tiện mạnh các búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài của ống hậu môn. Người bệnh đi cầu xong thì các búi trĩ sẽ lại tự động thụt vào bên trong hậu môn.
  • Trĩ cấp độ 3: Mỗi lần thực hiện đại tiện, ngồi xổm, làm những việc nặng nhọc thì búi trĩ lại sa ra bên ngoài ống hậu môn. Lúc này người bệnh phải nằm nghỉ ngơi một lúc hoặc phải dùng tay tác động đẩy nhẹ thì búi trĩ mới thụt vào bên trong ống hậu môn được.
  • Trĩ cấp độ 4: Khi búi trĩ chuyển biến sang giai đoạn nặng này, lúc này búi trĩ sẽ nằm hoàn toàn ở bên ngoài ống hậu môn và không co lại vào bên trong được nữa.

Tuỳ vào mức độ mắc bệnh trĩ của mỗi người mà các cấp độ sẽ phát triển và tăng dần theo thời gian. Việc điều trị bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh có thể diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu người bệnh để bệnh trĩ tiến triển sang giai đoạn cuối cùng thì khả năng chữa khỏi là rất thấp và nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ khá cao.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Yếu tố nguy cơ là nguyên nhân bị bệnh trĩ

Theo các chuyên gia y tế chia sẻ, việc tăng quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch sẽ là yếu tố chính gây nên căn bệnh trĩ nguy hiểm. Tình trạng bệnh trĩ để lâu trong một thời gian dài sẽ khiến cho các đám rối tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị ứ đọng, phình giãn và hình thành nên nhiều búi trĩ.

Dưới đây sẽ là một số yếu tố gây nên những ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở hậu môn:

  • Táo bón - tiêu chảy: Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy, táo bón sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Việc gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy thường do chế độ ăn uống thiếu nhiều chất xơ sẽ khiến gia tăng áp lực lên thành mạch chủ, lâu ngày khiến chúng bị giãn, căng và ứ máu liên tục.
  • Béo phì, thừa cân: Theo như số liệu thống kê, phần lớn những người bị bệnh trĩ thường xuất phát do chỉ số cân nặng quá cao. Khi bạn có số cân nặng càng lớn thì hệ thống cơ trơn tại hậu môn bị gia tăng áp lực sẽ càng nhiều, từ đó dẫn đến nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ.
  • Lao động nặng nhọc: Công việc mỗi ngày phải hoạt động quá sức hay bạn thường xuyên phải vận động mạnh như tập tạ, chơi quần vợt,…cũng sẽ khiến ổ bụng và phần hậu môn bị gia tăng áp lực nặng nề khiến bệnh trĩ phát triển nhanh chóng.
  • Ngồi lâu, đứng lâu: Việc đi cầu, ngồi làm việc hay đứng quá lâu khiến ổ bụng chịu nhiều áp lực cũng sẽ là nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh trĩ. Thời gian dài ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến tĩnh mạch hậu môn khiến cơ quan này mất đi độ đàn hồi giãn và phình đại.
  • Quan hệ tình dục bằng hậu môn: Những người thực hiện quan hệ qua đường hậu môn sẽ khiến hệ thống mạch máu bị giãn liên tục, lâu dầu sẽ gây nhiều tổn thương lên trực tràng, khiến bộ phận này bị suy yếu và hình thành nhiều búi trĩ.
  • Thói quen nhịn đại tiện: Thông thường phân được lưu trữ trong đại tràng sau đó dễ dàng đào thải qua hậu môn. Nếu bạn nhịn đại tiện sẽ khiến cho đường ruột già hấp thụ hết nước trong phân, làm chất thải ra ngoài trở nên khô cứng dễ bị táo bón gây nên áp lực, ma sát lớn lên thành mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ: Cơ thể thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng lòi dom. Chất xơ ngoài chức năng giảm mỡ thừa còn có tác dụng làm mềm phân, giảm áp lực đại tiện. Do đó, thói quen bổ sung ít chất xơ sẽ khiến phân bị khô cứng, thực hiện rặn đại tiện có thể làm ma sát lên niêm mạc trừng tràng.
  • Yếu tố địa lý, chủng tộc: Theo các nhà khoa học chia sẻ, những người sinh sống ở bắc phi, vùng địa trung hải, người Do Thái thường có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn so với những chủng tộc khác.
  • Mắc các bệnh chuyển hoá: Đối với những người đang bị mắc bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao,…cũng gia tăng khả năng mắc bệnh trĩ hơn so với những người không có bệnh nền nào khác.
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn đã có người từng bị mắc bệnh trĩ hoặc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá phía dưới thì khả năng bạn mắc phải bệnh trĩ do vấn đề di truyền sẽ là khá cao.
  • Ảnh hưởng bởi hiện tượng sinh lý: Nữ giới sau khi sinh, đang mang thai, rối loạn nội tiết tố hoặc đang trong giai đoạn hành kinh cũng sẽ gia tăng khả năng mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra những người lớn trên 50 tuổi hay những người không vận động, mắc bệnh ung thư đại trực tràng, sử dụng điện thoại thường xuyên khi đi cầu, từng phẫu thuật trực tràng, phụ nữ mang thai…sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ so với những người khác hơn rất nhiều.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết

Trĩ là căn bệnh lành tính không gây ra quá nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu các dấu hiệu của bệnh trĩ xuất hiện nhẹ. Để có thể nhận biết căn bệnh trĩ kịp thời tại nhà thì người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu điển hình dưới đây:

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

  • Đi tiểu ra máu nhưng không xuất hiện cảm giác đau rát hậu môn.
  • Máu dính lẫn trong phân hoặc xuất hiện trên giấy vệ sinh, trong bồn cầu.
  • Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn gây đau rát và sưng đỏ hậu môn.
  • Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy.
  • Thực hiện đại tiện có cảm giác không hết phân.

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

  • Vùng da hậu môn bị ngứa ngáy hoặc kích ứng.
  • Xuất hiện nhiều cảm giác sưng đau, khó chịu khi ngồi hoặc di chuyển.
  • Sưng xung quanh phần hậu môn.
  • Xuất hiện nhiều khối u màu hồng, tím hoặc xanh lam quanh phần rìa hậu môn.
  • Búi trĩ chảy máu, nhiễm trùng có thể khiến hậu môn bị hoại tử.

Dấu hiệu bệnh trĩ huyết khối

  • Đau rát, chảy máu dữ dội.
  • Hậu môn bị viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Có thể sờ thấy, cảm nhận thấy hậu môn có khối u cứng.
  • Trường hợp máu đông tan ra sẽ khiến vùng da thừa gây ngứa rát.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh trĩ kể trên thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ gia tăng khả năng điều trị mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Các biến chứng của bệnh trĩ

Trĩ không phải là một căn bệnh khó điều trị và rất hiếm khi người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra. Thế nhưng nếu bệnh không được điều trị sớm cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu: Tình trạng đi đại tiện ra máu xảy ra thường xuyên, kéo dài liên tục có thể khiến bạn bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, xanh xao và mệt mỏi.
  • Viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Hiện tượng chảy máu ở các búi trĩ khiến máu bị ứ đọng và gây ra tình trạng viêm tắc tĩnh mạch trĩ. Lâu dần làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, khiến hậu môn bị đau nhức dữ dội trong thời gian dài.
  • Vỡ búi trĩ: Theo thời gian, lượng máu bị ứ đọng nhiều tại búi trĩ sẽ có xu hướng gia tăng một cách đáng kể. Khi đến một mức độ nhất định nào đó, búi trĩ sẽ bị vỡ ra và gây chảy máu cấp tính.
  • Nghẹt búi trĩ: Tình trạng nghẹt búi trĩ xảy ra nhiều ở những bệnh nhân bị bệnh trĩ nội và có búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn. Hiện tượng này lâu dần có thể gây viêm nhiễm, chảy máu và hoại tử hậu môn nếu không được điều trị kịp thời.
  • Mắc các bệnh về hậu môn - trực tràng: Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia y tế, bệnh trĩ có thể khiến người bệnh gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như áp xe, viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn,… hơn so với bình thường.

Khi nào người bệnh trĩ cần đến bệnh viện?

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ gây ra như chảy máu, đau rát, sưng tấy hậu môn, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu,…thì người bệnh hãy nhanh chóng đến khám tại các địa chỉ phòng khám trĩ uy tín để có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh trĩ kịp thời.

Quá trình khám, kiểm tra hậu môn, bác sĩ sẽ phân loại được bệnh trĩ đang mắc phải do đâu, mức độ mắc phải bệnh trĩ là gì và đưa ra được phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn một chế độ ăn uống phù hợp cũng lối sống khoa học mỗi ngày để có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở mỗi người bệnh hiện nay.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bị bệnh trĩ có điều trị khỏi được không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao được nhiều bệnh viện và các phòng khám uy tín tin tưởng sử dụng hiện nay như:

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Đối với trường hợp mắc bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu tiên, bệnh chỉ mới hình thành và phát triển sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện điều trị bằng phương pháp nội khoa. Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định sử dụng nhiều hiện nay có thể kể đến như:

  • Thuốc nhuận tràng: Mang lại tác dụng tăng nhu động đường ruột, làm mềm phân và hạn chế tình trạng táo bón hiệu quả. Nhóm thuốc này giúp người bệnh dễ dàng đi đại tiện và giảm thiểu tình trạng đau đớn khi rặn đại tiện.
  • Thuốc điều hoà nhu động ruột: Đối với những trường hợp bị bệnh trĩ do tình trạng tiêu chảy kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều hoà nhu động ruột để làm giảm co bóp và áp lực lên lớp niêm mạc hậu môn.
  • Thuốc đạn/thuốc mỡ: Đây là loại thuốc đặt và bôi mang lại tác dụng giảm viêm, làm trơn hậu môn, giúp phân dễ dàng đẩy ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có tác dụng che phủ và bảo vệ rất tốt cho các búi trĩ.
  • Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch: Sử dụng loại thuốc này trong điều trị bệnh trĩ sẽ có tác dụng làm tăng độ bền, giảm thấm mao mạch và hạn chế được tình trạng ứ đọng máu tại các búi trĩ.
  • Thuốc chống viêm nhiễm: Để giảm thiểu tình trạng viêm xung quanh búi trĩ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm một số thuốc chống viêm để có thể giảm tình trạng sưng nề, đau rát, kích ứng.

Việc sử dụng thuốc uống trong điều trị bệnh trĩ có cách thức thực hiện đơn giản, mang đến hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi người bệnh điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tại nhà nên thận trọng và tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hoặc giảm thiểu liều dùng của thuốc.

Chữa trĩ hiệu quả bằng tia Laser

Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng tia Laser là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phải can thiệp bất cứ một dụng cụ dao kéo nào mà vẫn có thể thực hiện điều trị bệnh trĩ mang lại nhiều hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh sau này.

Chữa bệnh trĩ bằng tia Laser có nguyên lý hoạt động sử dụng một chùm tia Laser tác động trực tiếp vào vùng hậu môn để có thể nhanh chóng loại bỏ đi các búi trĩ mà không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn nào lên người bệnh. Quá trình cắt trĩ bằng tia Laser sẽ loại bỏ được nhiều nhược điểm khó chịu mà phương pháp cắt trĩ truyền thống mang lại.

Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng tia Laser mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời cho người bệnh như:

  • Chữa trị triệt để căn bệnh trĩ phát triển và phòng ngừa khả năng bệnh có nguy cơ tái phát trở lại cao.
  • Thời gian thực hiện tiểu phẫu bằng tia Laser diễn ra tương đối nhanh, ít để lại các biến chứng nguy hiểm ngay cả trong và sau khi thực hiện tiểu phẫu.
  • Cắt trĩ bằng tia Laser mang lại hiệu quả tuyệt đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở giai đoạn 1, 2 và 3.
  • Thời gian hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật rút ngắn được nhiều thời gian, người bệnh không phải tốn quá nhiều thời gian điều trị trong quá trình hồi phục và nghỉ ngơi.

Sử dụng kỹ thuật HCPT trong điều trị bệnh trĩ triệt để

Một phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại tiếp theo có thể kể đến đó chính là sử dụng dòng điện sóng cao tần HCPT. Phương pháp này có nguyên lý hoạt động dựa trên sóng điện cao tần sản sinh ra từ nhiệt tác động trực tiếp lên các búi trĩ gây bệnh và thắt nút mạch máu bằng cách làm đông. Các búi trĩ khi được cố định lại một cách cẩn thận sẽ được bác sĩ sử dụng dao điện dao động từ 70 - 80 độ C để loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ.

Thông thường, phương pháp cắt trĩ bằng sóng điện cao tần HCPT sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng đối với những trường hợp người bệnh mắc phải bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ lúc này đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử, tắc mạch máu, búi trĩ vòng, sa nghẹt búi trĩ,… Thực hiện điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT, người bệnh sẽ nhận được nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Không gây ra bất cứ cảm giác đau đớn, khó chịu nào, không gây chảy máu trong và sau khi thực hiện điều trị bệnh trĩ.
  • Độ an toàn tuyệt đối cao, quá trình điều trị bệnh trĩ được điều khiển bằng hệ thống máy tính hiện đại mang lại độ hiệu quả chính xác tuyệt đối.
  • Thời gian thực hiện tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng, ít gây ra các biến chứng nguy hiểm và người bệnh rút ngắn được nhiều thời gian hồi phục các chức năng trên cơ thể.
  • Hạn chế được các nguy cơ bệnh có khả năng tái phát trở lại cao.

Hiện nay tại Phòng khám đa khoa Thái Hà có địa chỉ tại số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội đang điều trị bệnh trĩ dứt điểm sử dụng phương pháp sóng điện cao tần HCPT mang lại nhiều hiệu quả cao và được nhiều người bệnh đánh giá rất tốt. Nếu người bệnh chưa biết điều trị bệnh trĩ tại đâu thì có thể liên hệ đặt lịch khám trước tại Phòng khám đa khoa Thái Hà để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như:

  • Chi phí khám bệnh trĩ, soi hậu môn chỉ 260.000 Đ.
  • Giảm 30% chi phí cắt trĩ.
  • Ưu tiên trong quá trình khám không phải mất nhiều thời gian chờ đợi lâu như các địa chỉ y tế công lập khác.
  • Mức chi phí điều trị bệnh trĩ sử dụng công nghệ hiện đại có mức chi phí hợp lý. Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được tư vấn cụ thể về khoản chi phí dự trù để có thể chủ động hơn về kinh tế của bản thân.

Hướng dẫn cách phòng bệnh trĩ

Để có thể phòng ngừa bệnh trĩ có nguy cơ tái phát trở lại sau quá trình điều trị thành công thì người bệnh cần lưu ý thực hiện các phương pháp dưới đây:

  • Bổ sung cho cơ thể thêm nhiều chất xơ, trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám,…giúp làm mềm phân, việc bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống còn giúp bạn tránh khỏi tình trạng xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước, một ngày nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5 - 2 lít nước để giúp phân được mềm hơn khi thực hiện đại tiện.
  • Không rặn mạnh khi đại tiện vì thực hiện rặn quá mạnh sẽ tạo áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, làm búi trĩ phình to và dễ bị chảy máu hơn rất nhiều.
  • Khi có cảm giác đi cầu bạn cần thực hiện đi ngay, nếu bỏ lỡ cảm giác đi cầu sẽ khiến lớp niêm mạc trực tràng dần hấp thụ hết nước trong phân và làm phân trở nên khô cứng hơn.
  • Tránh tình trạng ngồi quá lâu, đặc biệt là khi ngồi đại tiện bởi chúng có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch khi ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày với nước muối sinh lý để loại bỏ các tạp khuẩn, tránh tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
  • Tránh thức quá khuya hoặc làm việc trong môi trường căng thẳng sẽ khiến lượng hormone bị rối loạn, tăng co bóp ở nhu động đường ruột và hệ tiêu hoá.

Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh trĩ quay trở lại đó chính là luôn giữ cho phân mềm ra và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Câu hỏi 1: Bệnh trĩ có gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục hay không?

Việc thực hiện quan hệ tình dục hàng ngày sẽ gia tăng thêm nhiều áp lực lên vùng hậu môn - trực tràng. Tuy nhiên nếu bạn thực hiện quan hệ tình dục với cường độ nhẹ, tần suất ít thì bệnh trĩ hoàn toàn sẽ không gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục sau này. Nhưng nếu bệnh trĩ đang tiến triển ở giai đoạn nặng lại cộng thêm các tác động từ việc quan hệ tình dục thô bạo với tần suất lớn sẽ gây ra nhiều cảm giác đau đớn lên vùng hậu môn khiến quá trình quan hệ tình dục trở nên mất hứng thú hơn bao giờ hết.

Câu hỏi 2: Bị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hay không?

Nữ giới trong quá trình mang thai không may mắc phải bệnh trĩ thường băn khoăn, lo lắng không biết rằng liệu bệnh trĩ có gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của bản thân hay không thì câu trả lời sẽ là không. Trong quá trình mang thai, bệnh trĩ dễ khiến các mẹ bầu bị thiếu máu, do đó bạn chỉ cần bổ sung cho mình thêm nhiều chất sắt và những vitamin cần thiết cho cơ thể là được. Nếu có điều kiện thì bạn nên chữa dứt điểm bệnh trĩ tại các địa chỉ y tế uy tín để có thể tránh gặp phải các phiền toái gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bản thân.

Câu hỏi 3: Bệnh trĩ có lây truyền qua con đường tình dục không?

Bệnh trĩ thường được hình thành do thói quen sinh hoạt, ăn uống và vận động hàng ngày của người bệnh nên tuyệt đối sẽ không có tính chất lây nhiễm khi tiếp xúc qua con đường tình dục. Do đó, khi bạn thực hiện quan hệ tình dục với bạn tình đang bị mắc bệnh trĩ thì hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh này sẽ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên đối với những người đang bị bệnh trĩ, bạn cần hạn chế việc thực hiện quan hệ tình dục lại, nhất là khi thực hiện quan hệ tình dục bằng đường hậu môn bởi chúng sẽ khiến các búi trĩ bị tổn thương và phát triển nặng hơn rất nhiều.

Câu hỏi 4: Bệnh trĩ có thể điều trị khỏi bằng mẹo dân gian không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng các mẹo dân gian truyền tai nhau tại nhà. Khi người bệnh lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng các mẹo dân gian đúng cách, kiên trì và áp dụng trong thời gian dài kết hợp cùng một chế độ ăn uống hợp lý, thời gian nghỉ ngơi khoa học sẽ mang lại kết quả điều trị bệnh trĩ tốt. Tuy nhiên, những mẹo điều trị bệnh trĩ dân gian chỉ thích hợp sử dụng trong các trường hợp người bị bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2 còn đối với bệnh trĩ ở giai đoạn 3 và 4 thì việc điều trị gần như không mang lại hiệu quả nào.

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn - trực tràng cho biết, việc điều trị bệnh trĩ bằng các phương pháp dân gian tại nhà không đúng cách có thể khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, bạn nên thực hiện điều trị bệnh trĩ dứt điểm tại các cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa lành nghề cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ mang lại kết quả điều trị bệnh trĩ cao, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều.

Bài viết trên chia sẻ cụ thể về bệnh trĩ, dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể nhận biết căn bệnh trĩ sớm hơn và thực hiện khám tại các địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín. Bệnh trĩ không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn một cách nhanh chóng và gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh thì bạn cần chủ động liên hệ bác sĩ tư vấn bệnh trĩ sớm khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của bệnh để có thể hạn chế việc cơ thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Επόμενο
Σχόλια